Linde Buchanan (starwillow42)
Chắc chắn có người nghĩ rằng, nhiều người tạo nghiệp như thế, đối với họ không phải quả dễ dàng rồi sao, họ hưởng ánh sáng của người tốt. Đạo lý này có thể nói rõ được sao? Hình như không hợp lô-gích, để có thể nói rõ được. Vì sao? vì họ không thoát khỏi nhân quả báo ứng. Giết người phải đền mạng, thiếu nợ phải trả tiền. Nghiệp nhân quả báo không sai một ly, đó là chuyện của mỗi người. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)
Thứ nhất là “Ngạch Bộ Ðà”. Ngạch Bộ Đà là tiếng Phạn, dịch nghĩa là Pháo (皰: phồng rộp lên), “nghiêm hàn bức thân, thể thượng sanh pháo” (Thân bị rét cóng nên sưng phồng lên). Giống như ở Trung Quốc, vào mùa Đông chúng ta có thể thấy [hiện tượng được gọi là] “đống sang” (凍瘡: bị thương vì lạnh cóng, frost bite), da sưng phồng lên. Lúc nhỏ, chúng tôi cũng đã bị rồi, ở nhà quê thiết bị giữ ấm chẳng đủ nên thân sưng phồng lên. Ngạch Bộ Đà tức là một loại thương tích vì lạnh cóng, đó là còn nhẹ. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)
Trong Kinh Dịch nói rất hay, không phải Kinh Dịnh, mà là trong Kinh Thư nói: “Mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích”, đạo lý này là thật. Trong ly này đầy nước thì không thể đựng thêm, nếu rót thêm sẽ tràn, nếu ly này trống thì có thể được lợi ích. Những gì người khác cúng dường, có thể thu nhận tất cả. Bất luận là pháp thế hay xuất thế gian, việc đầu tiên trong học tập chính là khiêm tốn, khiêm tốn mới được lợi ích, cung kính khiêm tốn mới được lợi ích. Đại sư Ấn Quang từ bi dạy chúng ta: “Một phần thành kính được một phần lợi ích”, tâm thái chúng ta mười phần thành kính sẽ được mười phần lợi ích. Cùng một người thầy dạy, có mấy chục học sinh, nhưng mỗi người được lợi ích không giống nhau. Có người nhiều lợi ích, có người rất ít, nguyên nhân do đâu? Từ tâm cung kính đối với thầy, tâm cung kính đối với những gì mình học, đây là kính nghiệp! Thầy giáo không thiên vị, đều dạy học rất chân thành, học sinh được lợi ích khác nhau. Học sinh nào đạt lợi ích thật sự, thầy giáo có biết chăng? Biết, rất rõ ràng. Vì sao vậy? Thấy ngôn hành cử chỉ của họ luôn cung kính, nỗ lực học tập, học sinh này nhất định được lợi ích. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)
Thứ bảy, âm thanh tôn tuệ, tiếng nói nghiêm túc, uy nghiêm, có sự nghiêm túc, “thế nhân tôn trọng”, tức là người trong thế gian đặc biệt tôn trọng quí vị, “âm thanh của người có trí tuệ, người nghe tôn trọng”, người có trí tuệ, lời nói của họ làm cho người nghe đều tôn trọng, đều hoan hỉ. Vì sao vậy? Những gì người trí nói ra đều là chánh luận, không phải là thừa, không có tri kiến sai lầm, khiến người nghe được, quí vị xem, “trí giải khai lãng”, nghe được hoan hỉ. Người khai ngộ tất nhiên không vấn đề gì, những người chưa khai ngộ phải làm sao? Đọc nhiều kinh sách là được, quí vị thường đọc, đọc nhiều rồi ấn tượng càng sâu sắc, tri kiến sai lầm của có thể liền ít lại; chánh tri, chánh kiến nhiều thêm. Đây chính là chúng sanh trong pháp giới Tứ thánh. Tuy họ vẫn còn dùng bát thức 51 tâm sở, dùng vọng tâm, nhưng ngày ngày họ không rời kinh giáo, mỗi ngày đều đang học tập, nên học tập rất giống, Thiên Thai đại sư gọi họ là tương tự tức Phật, họ rất giống Phật, không phải Phật. Không phải Phật là sao? Phật dùng chân tâm, họ dùng vọng tâm, họ không dùng chân tâm, nhưng trong vọng tâm toàn là Phật pháp. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)