Linnet Gorman (heronheaven67)

Kinh điển đại thừa thường nói, bất kể chúng ta tạo nghiệp gì, thiện nghiệp hay ác nghiệp, cho đến khởi tâm động niệm, chủng tử của nghiệp tập, đều được tồn trữ trong thức a lại da. Thức a lại da như một kho tư liệu, những thứ được lưu giữ trong đó, không bao giờ bị quên mất. Khi gặp duyên sẽ hiện ra, nó khởi tác dụng, không gặp duyên chủng tử không khởi tác dụng. Giống như nhà kho của chúng ta, lưu giữ hạt giống lương thực ngũ cốc, giữ rất nhiều. Có hạt cũ, có hạt mới, nếu chúng ta đưa những hạt giống ấy ra, gieo vào đất. Nếu đất có phân bón, có nước, có không khí, có ánh sáng, nó dần nảy mầm, lớn lên, đến thời gian nhất định nó kết quả. Đây là định luật tự nhiên của vũ trụ. Kinh Phật thường nói pháp vốn như thế, tất cả pháp xưa nay vốn vậy, không ngừng sinh ra. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)

Phật nói Kinh Lăng Nghiêm, truyền thọ mật pháp này. Trong hội Lăng Nghiêm Đức Phật đề xuất xả thức dùng căn. Nghĩa là dạy chư vị Bồ Tát, trong cuộc sống hằng ngày, phải biết dùng căn tánh của sáu căn, đừng dùng sáu thức. Khi mắt đối với sắc, trong đó không cần phát sáu thức. Chỉ cần không phát sáu thức, căn tánh tự nhiên hiện tiền, vì vọng không lìa chân. Lìa chân, vọng không khởi lên, nhãn thức vẫn nương tánh thấy biến hiện ra, khi mê sanh khởi tác dụng. tượng phật di lặc bằng đá để xe ô tô Nếu nó lìa tánh thấy, nhãn thức không thể sanh. Vọng là nương vào chân mà khởi, không lìa vọng. Không cần vọng, chân liền hiện tiền. Phải hiểu đạo lý này, đừng để sáu thức đánh lừa. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)

Quý vị thấy Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta niệm Phật, chúng ta phải niệm như thế nào thì mới có thể vãng sanh Tịnh Độ? Lão nhân gia dạy chúng ta tám chữ “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Quý vị thấy đó có phải là tam-muội hay không? “Nhiếp trọn sáu căn” tức là thâu hồi vọng niệm. Mắt thấy sắc liền khởi phân biệt, chấp trước, tai nghe tiếng cũng vậy, cho đến ý duyên pháp, không gì chẳng như vậy! Tâm ấy là tâm phân biệt, vọng tưởng, chấp trước, rong ruổi theo bên ngoài. Nay chúng ta muốn tu hành, ắt phải thâu hồi cái tâm lại, thâu hồi mắt từ Sắc Trần, thâu hồi tai từ Thanh Trần. Thật ra, Mạnh phu tử cũng đã từng nói, trong thời đại Mạnh Tử, Phật giáo chưa truyền đến Trung Quốc, nhưng Mạnh Tử đã từng nói: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ” (đạo học vấn chẳng có gì khác, chỉ cầu sao thâu hồi cái tâm buông lung mà thôi), cũng mang ý nghĩa này. [Ngài nói] đạo lý trong sự học vấn chẳng có gì khác, chỉ là thâu hồi cái tâm, do tâm quý vị buông lung theo bên ngoài. Nhà Phật nói “sáu thức nơi sáu căn rong ruổi bên ngoài, hãy thâu hồi chúng”, Mạnh Tử gọi chuyện đó là “cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ”. Đại Thế Chí Bồ Tát nói “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, tâm liền thanh tịnh, mắt không duyên sắc, tai không duyên thanh, lục căn chẳng phan duyên bên ngoài, tâm liền định, đó là tịnh niệm. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)

Đoạn bên dưới nói: “Kích pháp cổ, kiến pháp tràng, diệu huệ nhật”. Mấy câu này là nói về lợi tha. Trong Hội Sớ nói: “Pháp âm vang lên, giống như tiếng trống, oai đức phá trừ tà ngụy, như cờ thắng trận. Ánh sáng trí tuệ chiếu soi mê mờ, sáng rực như ánh mặt trời”. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)