Conley Stilling (bowlharp44)
Trong đời này có thể nói, thành tựu rất chắc chắn, chỉ cần mình siêng năng học. Phải buông bỏ, phải sám hối, phải tinh tấn. Chư vị Bồ Tát này, họ đến đó, nhìn thấy, đây là phát tâm_vì phát tâm vô thượng, nguyện mau thành bồ đề, mau thành bồ đề chính là mau thành Phật đạo. Đến thế giới Cực Lạc, nguyện này nhất định đạt được. Mười phương thế giới thành Phật thời gian phải dài phải chậm, đến đây lại rất nhanh. Thế nên công đức danh hiệu Phật phổ độ tất cả phát đại tâm. Chúng ta sẽ biết, họ tu pháp môn gì? Niệm Phật, nhất tâm chuyên niệm nên họ nhanh thành tựu. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)
“Hai tên này đều mượn tình huống này để gọi nó”, mượn cái nạn này, mượn sự tối tăm này để làm ví dụ. “Biên địa và thai sanh đều là ví dụ”, đều là ví dụ. cửa hàng chay “Không phải biên địa trong tám nạn, cũng không phải thai sanh trong bào thai”. Biên địa trong tám nạn là nơi không có Phật pháp. “Làm sao biết được?”, vì sao chúng ta biết nó không phải biên địa thật, không phải thai sanh thật? “Cõi nước an lạc, xưa nay đều là hóa sanh”, chỉ cần vãng sanh đến thế giới Cực Lạc đều là hoa sen hóa sanh. “Nên biết không phải thai sanh thật”, không phải thai sanh thật sự. “Sau 500 năm mới được nghe và thấy tam bảo”, cho nên nó không phải biên địa trong tám nạn, biên địa trong tám nạn mãi mãi không thấy được Tam bảo. 500 năm ở thế giới Cực Lạc, thọ mạng của người ở thế giới Cực Lạc là vô lượng thọ. Vô lượng thọ thì thời gian 500 năm là vô cùng ngắn ngủi. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)
Họ làm sai, nên tha thứ cho. Không nên đem những điều sai trái để trong lòng. Tâm ta thanh tịnh, nếu đem những sai lầm của họ để trong tâm mình, thì ta sẽ bị hủy diệt, như vậy là sai. Sai lầm của họ không liên quan đến ta, ta không nên để trong lòng, càng không thể để trên miệng, để trên miệng quý vị sẽ tạo khẩu nghiệp. Để trong tâm là ý nghiệp, sẽ không thanh tịnh. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)
Vào thời nhà Đường, đại sư Huệ Năng lục tổ Thiền tông, ngài khai ngộ năm 24 tuổi, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 30 khai ngộ. Khi đại sư Huệ Năng khai ngộ chỉ nói ra năm câu, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ, ngài giảng một bộ Kinh Hoa Nghiêm. Nội dung mà hai vị khai ngộ nói hoàn toàn tương đồng, không thêm không bớt, quả là tuyệt diệu không thể nói hết. Cũng chính là nói, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng bộ Kinh Hoa Nghiêm này, khi quy nạp lại tức là năm câu này. Triển khai năm câu nói của ngài Huệ Năng, chính là toàn bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, tam thiên đại thiên thế giới vi trần kệ, nhất tứ thiên hạ vi trần phẩm. Một tức là nhiều, nhiều tức là một. (Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - 600 Tập)